12
Mar
7 yếu tố cơ bản của thiết kế nội thất (phần 1)
Tôi thích con số 7, vì nó không đòi hỏi hoàn hảo như số 10, dễ khiến người ta cảm thấy mệt mỏi vì luôn phải cố gắng; cũng không quá thấp để mình cảm thấy tự ti và tổn thương. Số 7 là vừa đủ, đủ luôn cả trong thiết kế nội thất. Và hôm nay con số 7 sẽ nói với bạn rất nhiều điều. Nếu bạn đang tìm cảm hứng sáng tạo, hay đang quay cuồng trong suy nghĩ ý tưởng thiết kế. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm chắc những kiến thức “căn bản” dưới đây nhé.
1. Không gian (Space)
Không gian là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế nội thất. Vì sao ư? Đơn gian vì đây là nơi chứa hầu hết mọi yếu tố còn lại: về hình dạng, ánh sáng, màu sắc, kết cấu…. Chính vì thế, nhận thức rõ về không gian mình đang có là vô cùng cần thiết. Có hai loại không gian cơ bản là 2D (Bao gồm chiều dài và chiều rộng) và 3D (Chiều dài, chiều rộng và chiều cao). Cần lưu ý đặc biệt tới Positive space (Không gian chứa đồ nội thất) và Negative space (không gian trống) để phân chia và thiết kế không gian một cách thông minh, tôn lên vẻ đẹp và tạo cảm giác hài hòa.
Không gian là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất
2. Các đường kẻ (Line)
Chúng ta có ba loại đường kẻ chính: Ngang, Dọc và Động. Trong khi dòng kẻ ngang có cấu trúc như bàn, giường, ghế… mang lại cảm giác an toàn thì các dòng kẻ dọc như cửa chính, cửa sổ… tạo không gian như cao rộng và thoải mái hơn. Đặc biệt với đường kẻ động được biến hóa linh hoạt một cách sáng tạo và nghệ thuật, có thể là các đường zig-zac, đường cong… như cầu thang chẳng hạn. Các đường kẻ tạo nên kiểu dáng và hình thức, tạo tính tương phản, thống nhất hay mang tới cảm giác hài hòa, vì vậy hãy sử dụng các đường kẻ một cách thông minh nhé.
Các đường kẻ tạo tính tương phản, thống nhất hay cảm giác hài hòa
3. Ánh sáng (Light)
Dù là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo đều có tác dụng làm sáng, hay nghệ thuật hóa không gian sống, làm nổi bật lên yếu tố màu sắc và các đường kẻ, kết cấu và họa tiết một cách rõ ràng hơn, là yếu tố bổ trợ không thể thiếu.
Ánh sáng nhân tạo có ba loại chính là Task lighting (Ánh sáng bổ sung), Accent lighting (Ánh sáng nhấn), Mood lighting (hay còn gọi là Ambient lighting_Ánh sáng từ xung quanh). Ánh sáng tự nhiên nên thiết kế gần cửa sổ, lối ra vào hay trần nhà… tùy theo kiến trúc, hướng nhà và sở thích hay phong cách mỗi cá nhân.
Ánh sáng nhân tạo được sử dụng một cách triệt để
1. Không gian (Space)
Không gian là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế nội thất. Vì sao ư? Đơn gian vì đây là nơi chứa hầu hết mọi yếu tố còn lại: về hình dạng, ánh sáng, màu sắc, kết cấu…. Chính vì thế, nhận thức rõ về không gian mình đang có là vô cùng cần thiết. Có hai loại không gian cơ bản là 2D (Bao gồm chiều dài và chiều rộng) và 3D (Chiều dài, chiều rộng và chiều cao). Cần lưu ý đặc biệt tới Positive space (Không gian chứa đồ nội thất) và Negative space (không gian trống) để phân chia và thiết kế không gian một cách thông minh, tôn lên vẻ đẹp và tạo cảm giác hài hòa.
Không gian là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất
2. Các đường kẻ (Line)
Chúng ta có ba loại đường kẻ chính: Ngang, Dọc và Động. Trong khi dòng kẻ ngang có cấu trúc như bàn, giường, ghế… mang lại cảm giác an toàn thì các dòng kẻ dọc như cửa chính, cửa sổ… tạo không gian như cao rộng và thoải mái hơn. Đặc biệt với đường kẻ động được biến hóa linh hoạt một cách sáng tạo và nghệ thuật, có thể là các đường zig-zac, đường cong… như cầu thang chẳng hạn. Các đường kẻ tạo nên kiểu dáng và hình thức, tạo tính tương phản, thống nhất hay mang tới cảm giác hài hòa, vì vậy hãy sử dụng các đường kẻ một cách thông minh nhé.
Các đường kẻ tạo tính tương phản, thống nhất hay cảm giác hài hòa
3. Ánh sáng (Light)
Dù là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo đều có tác dụng làm sáng, hay nghệ thuật hóa không gian sống, làm nổi bật lên yếu tố màu sắc và các đường kẻ, kết cấu và họa tiết một cách rõ ràng hơn, là yếu tố bổ trợ không thể thiếu.
Ánh sáng nhân tạo có ba loại chính là Task lighting (Ánh sáng bổ sung), Accent lighting (Ánh sáng nhấn), Mood lighting (hay còn gọi là Ambient lighting_Ánh sáng từ xung quanh). Ánh sáng tự nhiên nên thiết kế gần cửa sổ, lối ra vào hay trần nhà… tùy theo kiến trúc, hướng nhà và sở thích hay phong cách mỗi cá nhân.
Ánh sáng nhân tạo được sử dụng một cách triệt để